Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng và cam kết trung hòa carbon, Việt Nam đang tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, ổn định và hiệu quả. LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đang trở thành lựa chọn chiến lược thay thế cho than đá trong ngành điện.
Bài viết cung cấp cái nhìn chi tiết về nhu cầu khí đốt và LNG ở Việt Nam đến năm 2030, bao gồm xu hướng tăng trưởng, quy hoạch quốc gia, dự báo nhu cầu, dự án tiềm năng và những cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
1. LNG trong chiến lược năng lượng quốc gia
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên được hoá lỏng ở nhiệt độ -162°C, giúp thu gọn thể tích và thuận tiện vận chuyển bằng đường biển. Đây là nguồn năng lượng trung gian giữa nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo.
Theo quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương, đến năm 2030, Việt Nam dự kiến phát triển 22.400 MW điện khí, trong đó 14.930 MW sử dụng LNG nhập khẩu. LNG sẽ góp phần đa dạng hoá nguồn cung và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
2. Hiện trang nhu cầu LNG tại Việt Nam
Việt Nam hiện chưa có nhà máy điện LNG nào đi vào vận hành thương mại, nhưng nhiều dự án lớn đang được triển khai như kho LNG Thị Vãi (Bà Rịa - Vũng Tàu), dự án LNG Long An, Vân Phong, Cà Mau...
Theo thống kê của Petro Việt Nam Gas và Bộ Công Thương, nhu cầu LNG có thể đạt từ 8 - 10 triệu tấn/năm vào năm 2030. Việc đầu tư hạ tầng nhập khẩu LNG như kho chứa, cảng chuyên dụng và trạm tái hóa khí là yếu tố then chốt
Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Thị trường Năng lượng Wood Mackenzie: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), cũng như những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030.
Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm còn 7 Mtoe vào năm 2050.
Ông Joshua Ngu – Phó chủ tịch Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Wood Mackenzie cho biết: Ngành điện lực Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030.
“Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần” – ông Joshua cho biết. “Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức (như hiệu suất gián đoạn hay, các hạn chế của lưới điện), khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia, cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững”. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam.
- Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa:
Các mỏ khí hiện tại (chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam bộ) đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây – như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở lưu vực Malay – dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỷ feet khối (tương đương 11,3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày (bcfd) vào năm 2030.
Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Wood Mackenzie dự đoán trong tương lai, lượng khí đốt Yet-To-Find (YTF) sau năm 2030 sẽ được phân bổ ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam:
- Tiềm ẩn rủi ro biến động giá:
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy: Việt Nam chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
“Thiếu hụt trong nguồn cung khí LNG theo hợp đồng, cùng với nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, làm tăng nguy cơ biến động giá ở Việt Nam, cũng như nguy cơ mất điện, hoặc phân phối khí đốt trong tương lai” – ông Raghav Mathur – Chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích lĩnh vực khí đốt và LNG của Wood Mackenzie cho biết. “Sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam”. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng mới và các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết:
Wood Mackenzie cho biết: Việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam – nơi có trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
“Việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5 năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030” – bà Yulin Li – Chuyên gia Nghiên cứu về khí đốt và LNG của Wood Mackenzie cho biết. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn” – bà Li nhấn mạnh. Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
Theo phân tích của Wood Mackenzie: Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam Nhu cầu khí đốt và LNG của Việt Nam
3. Dự báo tăng trưởng LNG đến năm 2030
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các khoản đầu tư có tính chiến lược vào hạ tầng khí đốt, các hợp đồng nhập khẩu LNG cũng như các chính sách cải cách quan trọng. Dự báo cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng trung bình khoảng 12% mỗi năm và có khả năng gấp ba lần vào giai đoạn giữa thập niên 2030.
Cụ thể, mức tiêu thụ khí đốt được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) năm 2020 lên đến 20 Mtoe vào năm 2035. Trong khi đó, tỷ trọng tiêu thụ than sẽ có xu hướng giảm, chỉ còn khoảng 7 Mtoe vào năm 2050.
Ông Joshua Ngu – Phó Chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie – nhấn mạnh rằng lĩnh vực điện lực sẽ tiếp tục là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất, khi loại nhiên liệu này dự kiến đóng góp khoảng 14% vào tổng sản lượng điện vào năm 2030.
Ông cho rằng, việc phát điện bằng khí đốt sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần. Khi sản lượng điện từ than đang chững lại và năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều thách thức như hiệu suất gián đoạn và hạn chế về lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là nguồn năng lượng thiết yếu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.
4. Các dự án LNG trọng điểm tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách chi tiết dự án điện khí LNG đã được phê duyệt trong Quy hoạch Điện VIII, cùng với thông tin sơ bộ về từng dự án:
Xem chi tiết: Danh sách 13 dự án nhiệt điện khí chiến lược trong quy hoạch điện VIII tại Việt Nam
5. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển các dự án LNG
Cơ hội
Việc đầu tư và phát triển LNG tại Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội quan trọng:
-
Góp phần giảm phát thải khí nhà kính: LNG là nguồn nhiên liệu có mức phát thải carbon thấp hơn so với than đá và dầu, giúp Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này không chỉ phù hợp với định hướng phát triển bền vững mà còn nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
-
Thực hiện cam kết Net Zero: LNG đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống gây ô nhiễm cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện và công nghiệp. Sự phát triển của hạ tầng LNG hỗ trợ Chính phủ thực hiện lộ trình Net Zero 2050 một cách hiệu quả và khả thi.
-
Thu hút đầu tư quốc tế: Các tập đoàn năng lượng lớn như Shell, QatarEnergy, TotalEnergies và ExxonMobil đang bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến thị trường LNG Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội hợp tác công - tư, chuyển giao công nghệ, phát triển chuỗi cung ứng LNG hiện đại và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước.
-
Phát triển hạ tầng và logistics chuyên biệt: Việc mở rộng cảng biển, kho chứa và trạm tái hóa khí phục vụ LNG đang kích thích làn sóng đầu tư vào hạ tầng năng lượng và logistics, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thách thức
Tuy nhiên, việc phát triển LNG tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức đáng kể:
-
Biến động giá LNG toàn cầu: Giá LNG phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình địa chính trị, chuỗi cung ứng quốc tế và mùa vụ khí hậu, khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng dài hạn và duy trì chi phí vận hành ổn định.
-
Hệ thống pháp lý và quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu đồng bộ: Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án LNG hoạt động hiệu quả và minh bạch.
-
Hạ tầng kỹ thuật chưa đầy đủ: Cơ sở vật chất phục vụ nhập khẩu, lưu trữ và tái hóa khí LNG hiện còn hạn chế, đòi hỏi đầu tư lớn và thời gian dài để xây dựng. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các nhà máy điện khí LNG.
-
Cạnh tranh với năng lượng tái tạo: Dù LNG thân thiện hơn với môi trường so với than, nhưng vẫn là nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió đang ngày càng có chi phí sản xuất thấp hơn và được ưu tiên phát triển, tạo sức ép cạnh tranh trực tiếp với LNG trong dài hạn.
Kết luận
Từ nay đến 2030, nhu cầu LNG tại Việt Nam sẽ tăng mạnh mẽ, trở thành trụ cột trong hệ thống năng lượng quốc gia. LNG không chỉ đóng vai trò thay thế nhiên liệu truyền thống mà còn giúp Việt Nam tiến gần hơn đến các cam kết phát triển bền vững.
-------------------------------------------
KINGTANK - ĐƠN VỊ CUNG CẤP THIẾT BỊ BỒN, BÌNH CHỨA KHÍ CÔNG NGHIỆP
Kingtank tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp thiết bị trong lĩnh vực khí công nghiệp. Hiện tại, Công ty KingTank Việt Nam đã cung cấp các sản phẩm/dịch vụ sau:
- Bồn/bình chứa khí cố định
- Cho thuê Iso Tank theo thời gian nhất định
- Cung cấp thiết bị trạm LNG
Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm/ dịch vụ của KingTank, hãy liên hệ với KingTank để được chúng tôi tư vấn và báo giá chi tiết!

